6 Kinh Nghiệm Lái Xe Ban Đêm An Toàn

Theo thống kê, số vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ban đêm cao gấp 2-3 lần so với ban ngày, đòi hỏi sử tỉnh táo và tập trung cao độ của tài xế khi lái xe ban đêm để tránh các tình huống nguy hiểm, bất ngờ phát sinh.

18h đến 6h sáng là khoảng thời gian rất hay xảy ra các vụ tai nạn giao thông - thời điểm cao nhất trong ngày theo thống kê. Bỏ túi 6 kinh nghiệm “vàng” khi lái xe ban đêm sẽ giúp tài xế vững tay lái trên hành trình.

Nắm rõ cung đường, lộ trình lái xe ban đêm

Khi di chuyển vào ban đêm, tầm nhìn của tài xế bị hạn chế, khó quan sát các loại đèn, vạch đường, biển chỉ dẫn. Vì thế, cách tốt nhất là lái xe nên nắm rõ cung đường mình sẽ đi, hoặc lưu ý bật định vị khi phải lưu thông trên những tuyến đường mới. Hầu hết các mẫu xe ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống bản đồ, định vị, chỉ đường. Mọi thông tin và hình ảnh được hiển thị trên màn hình trung tâm giúp lái xe dễ dàng nắm bắt lộ trình mình đang di chuyển.

Lai xe ban dem 1

Sử dụng hệ thống định vị khi lái xe ban đêm trên những cung đường mới

Hiện nay các dòng xe ô tô của VinFast được trang bị thiết bị GPS thông minh giúp cảnh báo tài xế khi đi chệch hướng so với làn đường được thiết lập, cảnh báo khi di chuyển quá tốc độ nâng cao mức độ an toàn cho tài xế khi lái xe ban đêm.

Sử dụng hợp lý đèn pha, cốt khi lái xe ban đêm

Trong Luật giao thông đường bộ có những quy định rõ ràng về sử dụng đèn pha, cốt và mức xử phạt tương ứng với các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, có nhiều tài xế vẫn chưa nắm rõ những thông tin này.

Lai xe ban dem 2

Lái xe ban đêm cần sử dụng đèn pha, đèn cốt hợp lý

Đèn cốt là đèn chiếu gần với góc chiếu thấp giúp tài xế dễ dàng quan sát tình trạng mặt đường và xung quanh trong cự li ngắn. Đèn cốt hạn chế về tầm nhìn gây khó khăn khi xử lý tình huống trên đường cao tốc. Khi lưu thông qua khu dân cư hoặc các tuyến đường nội thành, tài xế sử dụng chế độ đèn cốt kết hợp với giảm tốc độ tránh làm lóa mắt người di chuyển ngược chiều, giảm khả năng va chạm.

Đèn pha có tầm chiếu cao, cường độ ánh sáng mạnh, giúp tài xế quan sát biển báo và xử lý tốt hơn khi di chuyển trên đường cao tốc với tầm nhìn bao quát. Nhược điểm của đèn pha là cản trở tầm nhìn và gây khó chịu cho xe đi ngược chiều, dễ xảy ra tai nạn. Do đó, tài xế chỉ sử dụng đèn pha khi xe lưu hành trên đường cao tốc hoặc các đoạn đường vắng, một chiều, ít phương tiện.

Giữ vệ sinh kính chắn gió và cụm đèn trước

Kính chắn gió ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan sát của tài xế, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu lớp kính bị bụi bẩn, mờ sẽ khiến tầm nhìn bị bóp méo, khó quan sát tín hiệu cảnh báo và giảm khả năng xử lý tình huống. Trước khi khởi hành, lái xe cần làm sạch kính chắn gió để đảm bảo tầm nhìn tốt nhất.

Lai xe ban dem 3

Làm sạch kính chắn gió và cụm đèn trước giúp tài xế quát tốt hơn khi lái xe ban đêm

Ngoài ra, lái xe cần kiểm tra cụm đèn trước và các bộ phận khác của xe như động cơ, phanh, còi, gương, lốp, tình trạng xăng... Đặc biệt cần chú ý vệ sinh hệ thống đèn, gương, kính để đảm bảo tầm nhìn tốt nhất. Hãy luôn mang theo bóng đèn, lốp dự phòng trong các chuyến đi đường dài để chủ động xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường đi vào ban đêm.

Kiểm tra đèn pha trước khi khởi hành

Sau một thời gian sử dụng, đèn pha có thể bị lệch, ảnh hưởng đến hướng và phạm vi chiếu sáng. Tài xế cần kiểm tra và điều chỉnh đúng luồng sáng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thao tác này nên được thực hiện tại các gara ô tô uy tín nhằm đảm bảo đúng kỹ thuật. 

Đèn pha khi bị ố vàng sẽ làm giảm cường độ ánh sáng 20% so với đèn pha mới, ảnh hưởng tầm nhìn xa của tài xế vào ban đêm khi lưu thông trên đường cao tốc, đèo, núi... Tài xế nên thay thiết bị mới kịp thời để đảm bảo an toàn khi lái xe ban đêm.

Lai xe ban dem 3

Bảo dưỡng đèn pha là việc làm cần thiết cho mọi hành trình lái xe ban đêm

Hạn chế yếu tố tác động tới mắt của lái xe

Khi lái xe, ánh sáng trong xe quá mạnh có thể tác động khiến đồng tử mắt của tài xế bị co lại. Để khắc phục, người lái nên giảm bớt nguồn sáng bên trong xe, điều chỉnh không để quạt gió điều hòa thổi trực tiếp vào mặt. Điều này giúp tài xế không bị mỏi và khô mắt, tăng khả năng tập trung lái xe.

Dừng lái xe và nghỉ ngơi khi có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ

Lái xe trong nhiều giờ đồng hồ, đặc biệt là vào ban đêm dễ khiến các tài xế mệt mỏi và buồn ngủ. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm vào ban đêm. Do đó, khi có dấu hiệu buồn ngủ, tài xế nên đỗ xe ở nơi an toàn, nghỉ ngơi cho đến khi đủ tỉnh táo mới tiếp tục hành trình. Nếu đi đường dài vào ban đêm, tốt nhất nên có người đi cùng để đổi lái và hạn chế nghe nhạc du dương khi lái xe.

Mỗi hành trình đều có thể phát sinh các tình huống ngoài dự kiến, đặc biệt là khi lái xe ban đêm. Để đảm bảo an toàn cho người và xe, tài xế cần tuân thủ kỹ năng lái xe ban đêm; bảo dưỡng, kiểm tra xe định kỳ; không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá; giữ tỉnh táo và bình tĩnh để dễ dàng xử lý các tình huống trên đường đi.

Xem thêm Tin tức

.